15 CÁCH CHỐNG NÓNG CHO MÁI TÔN HIỆU QUẢ VƯỢT TRỘI
Thời tiết ngày một khắc nhiệt, nhất là mùa hè nắng nóng. Lượng nhiệt mái tôn hấp thụ có thể đến 45-60 độ C. Chính vì vậy, nhiều khách hàng tìm hiểu nhiều cách chống nóng mái tôn sao cho hiệu quả nhất, phù hợp nhất.
Trước khi đi sâu vào các cách chống nóng mái tôn, quý khách hãy cùng Ecolife tìm hiểu các nguyên lý chống nóng mái tôn dưới đây:
NGUYÊN LÝ CHỐNG NÓNG MÁI TÔN
CÁC CÁCH CHỐNG NÓNG MÁI TÔN ÁP DỤNG NGAY HIỆU QUẢ CAO
Áp dụng nguyên lý hạn chế ánh nắng trực tiếp
- Trồng cây trên mái tôn
– Trông cây dây leo để leo lên mái
– Trồng cây có tán rộng cao che mái
- Dùng lưới che nắng
– Tuy dùng lưới trông có vẻ không được thẩm mỹ cao. Nhưng cách này rất đơn giản, chỉ cần gắn vào 4 góc mái các cọc thép, sắt. Sau đó căng tấm lưới là xong.
3. Dùng thêm 1 lớp tôn che bên trên
Lợp thêm lớp mái tôn bên trên tôn hiện tại , cách khoảng 50cm và chống bằng 1 dàn sắt. Nhiệt độ của mái tôn giảm rất nhanh vào ngày nắng nóng gay gắt. Tính thẩm mỹ cao khi được thiết kế khéo léo, mà không nhận ra là 2 lớp mái tôn.
Áp dụng nguyên lý 2: Trang bị/Nâng cấp vật liệu chống nóng
-
Sử dụng loại tôn cách nhiệt
Với cấu tạo 3 lớp, tôn cách nhiệt giúp cách âm, cách nhiệt hiệu quả cao. Hiện nay có 3 dòng tôn cách nhiệt phổ biến là : Cán sóng, giả ngói và chống cháy.
Ưu điểm nổi bật: thẩm mỹ, dễ lắp đặt, có tính ứng dụng cao. Tôn cách nhiệt cản 60% bức xạ nhiệt bên ngoài.
Đây chính là giải pháp hàng đầu chống nóng mái tôn cho ngôi nhà.
2. Sử dụng sơn chống nóng mái tôn
Một giải pháp gọn nhẹ , không phức tạp đó là sơn chống nóng cho mái tôn.
Ưu điểm nổi bật phương pháp này là: Hạn chế việc mái tôn bị oxi hóa; Ngăn cản tia mang nhiệt hấp thụ vào ngôi nhà.
Nên sử dụng 2 lớp sơn để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu tường nhà cũng bị nắng trực tiếp. Bạn sơn cách nhiệt cho tường để tăng khả năng làm mát cho không gian nhà.
3. Dùng bông thủy tinh cách nhiệt
Bông thủy tinh là vật liệu được làm từ sợi thủy tinh. Được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Đặc biệt chống nóng cho mái tôn, có thể cách nhiệt lên đến 30 độ C.
Ưu điểm: Có khả năng cách nhiệt, chống cháy, tiêu âm.
Nhược điểm: Vật liệu này có thời hạn sử dụng không quá lâu, cần theo dõi thời gian thay thế đúng thời điểm để cách nhiệt đạt hiệu quả cao cho không gian nhà
4. Dùng tấm lợp, xốp, tấm cách nhiệt mái tôn
Ngoài bông thủy tinh, cũng có nhiều vật liệu khác giúp cách nhiệt cho mái tôn hiệu quả như xốp tráng bạc cách nhiệt, xốp XPS, xốp cách nhiệt EPS: Xốp tráng bạc cách nhiệt: Giải pháp này có quy cách khá đa dạng, độ dày từ 5mm, 10mm, 20mm, 30mm, được tráng vào một hoặc hai mặt. Xốp XPS, EPS: Chống nóng mái tôn bằng xốp được ứng dụng khá nhiều bởi dễ thi công và đảm bảo an toàn khi sử dụng, giá thành rẻ, hiệu quả chống nóng cao.
5. Lắp đặt hệ thống phun sương làm mát mái
Phun sương làm mát mái cũng giúp giảm nhiệt độ phòng từ 5 – 10 độ C. Cơ chế hoạt động của hệ thống phun sương đó là nước được nén dưới áp suất cao, phun qua ống vòi được thiết kế đặc biệt, chuyển hóa thành dạng sương mỏng. Loại vòi này vào thời gian nắng nóng cao điểm sẽ tự phun nước để làm mát mái tôn, giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn.
Nhược điểm: chi phí khá cao, phù hợp với những gia đình có điều kiện tài chính.
6. Làm trần thạch cao, trần nhựa cách nhiệt
Trần thạch cao là giải pháp được áp dụng phổ biến bởi khả năng cách nhiệt hiệu quả, độ bền bỉ của vật liệu và tính thẩm mỹ. Để tối ưu hơn, tại tường nhà hướng Tây hoặc hướng chịu nhiệt, gia chủ có thể thiết kế một lớp thạch cao để giảm nhiệt lượng hấp thụ vào trong nhà. Hiện nay, có cả trần nhựa cách nhiệt, loại này sẽ có giá thành rẻ hơn. Trần nhựa có hai loại đó là trần có xốp và không có xốp. Giá của trần nhựa có xốp giao động trọng khoảng 145.000đ/m2, tùy vào độ dày của xốp. Còn trần thạch cao có giá khoảng 150.000đ/m2 trở lên.
Áp dụng nguyên lý 3: Tăng khả năng thông gió
- Làm giếng trời
- Làm ống thông gió
- Dùng quả cầu thông gió
- Bố trí cửa sổ trong phòng, khe để thông gió
- Dùng quạt điện thông gió
- Bố trí hồ bơi, hồ cá trong nhà
Nguồn tham khảo: Link gốc
Tin tức khác: